Giới thiệu nhóm

WordPress page: VnCFD Group
Facebook page: www.facebook.com/VnCFD

    Lĩnh vực hàng không đã phát triển từ rất lâu trên thế giới và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Nhiều quốc gia đã cho ra đời thế hệ máy bay quân sự mới với những tính năng vượt trội như F-22 raptor (Mỹ), các chiến đấu cơ như Su, Mig, hay T-50 (Nga); những thế hệ tàu con thoi cứ nối tiếp nhau bay xa hơn, sâu hơn vào vũ trụ; các phương tiện hàng không dân dụng đang ngày càng phổ biến và chất lượng không ngừng được nâng cao;… Hiện nay Nga, Mỹ và Châu Âu vẫn là những trung tâm kỹ thuật hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, và nhiều quốc gia khác đang chạy đua khoa học hàng không vũ trụ như vũ bão.

    Để phát triển như vậy , không thể ngày một ngày hai. Đó là một quá trình lâu dài, cần sức người sức của và đặc biệt là sự kết hợp nhịp nhàng của các ngành khoa học cơ bản cũng như kỹ thuật chuyên ngành. Cơ học chất lỏng (chất khí), động lực học chất lỏng (chất khí), … là cơ sở, là nền tảng, là điều kiện tiên quyết quan trọng hơn nhất cho một nền khoa học hàng không vũ trụ phát triển. Lực nâng cánh chính là yếu tố cốt lõi duy trì được chuyển động của máy bay trên bầu trời. Hiểu được chi tiết bản chất về các tác động của lực cản, lực nâng, … tác dụng lên các vật thể bay cho phép ta chế tạo ra tàu bay, tàu vũ trụ, tàu ngầm, … Cùng với sự phát triển của khoa học máy tính, kỹ thuật tính toán, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, lĩnh vực “khí động lực học tính toán” hay còn gọi là “tính toán khí động lực” ra đời và phát triển với tốc độ chóng mặt, đạt được vô số thành tựu khi ứng dụng vào thực tiễn cho lĩnh vực hàng không.

    Ở nước ta tuy lĩnh vực này vẫn còn rất mới mẻ, tuy nhiên ở một số trường kỹ thuật như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TPHCM, HVKTQS, học viện PKKQ, … đã có những cơ sở khá mạnh và đang trên đà phát triển nhanh chóng. Trên đà đi lên của nền kinh tế đất nước, chính trị ổn định và vững mạnh, chính sách đầu tư đã và đang được nhà nước đặc biệt quan tâm cùng với sự thu hút đầu tư của nước ngoài, đội ngũ khoa học kỹ thuật dồi dào với trình độ chuyên môn cao nhờ một quá trình sàng lọc và đào tạo nghiêm túc theo hình thức liên kết đào tạo trong-ngoài nước hoặc đào tạo toàn bộ ở nước ngoài luôn sẵn sàng cống hiến sức trẻ của mình vào sự nghiệp của dân tộc và nền khoa học kỹ thuật nước nhà, và đặc biệt là các cơ sở thí nghiệm và mô hình thực đã và đang được xúc tiến xây dựng mạnh mẽ, Việt Nam chúng ta không lâu nữa sẽ tự hào sánh bước cùng với các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật, Pháp, Đức, Anh, Ấn Độ, … về lĩnh vực khoa học thượng lưu này.

    Cùng chung một tâm huyết, một ý chí của những con người với khát khao cháy bỏng được cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mình cho nền khoa học nước nhà, đặc biệt là lĩnh vực quan trọng hàng đầu này – hàng không vũ trụ, nhóm vnCFD (Vietnamese Researchers in Computational Fluid Dynamics – tạm dịch là những người VN nghiên cứu về tính toán khí động) đã được thành lập (20/11/2011) từ sáng kiến của trưởng nhóm Trần Đình Thắng.

    Vào thời điểm thành lập, nhóm chỉ có 6 thành viên, là những du học sinh thuộc bộ môn Khí động lực học, khoa cơ học chất lỏng và kỹ thuật bay – Trường ĐH Vật lý kỹ thuật Moscow (LB Nga).

    Trong giai đoạn đầu, nhóm đi tìm hiểu các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ học và và động lực học chất lỏng (chất khí). Từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho các vấn đề liên quan như lực cản, lực nâng mà môi trường chất lỏng (khí) tác động lên các vật thể (như máy bay, tên lửa, tàu ngầm, …) khi chuyển động trong đó. Như đã biết, lời giải lý thuyết cho các bài toán nêu trên chỉ tồn tại hạn hữu cho những trường hợp đơn giản nhất. Để giải quyết bài toán tổng quát, phương pháp mạnh nhất hiện nay vẫn là ứng dụng kỹ thuật máy tính và công nghệ tính toán để thu được kết quả nhờ phương pháp số. Đó cũng chính là lý do mà CFD (Computational Fluid Dynamics) ra đời và sớm phát triển vũ bão cùng với sự đột phá của công nghệ tính toán và toán lý ứng dụng.

Các hướng nghiêncứu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau:

  1. Cơ sở vật lý – toán cho CFD
  2. Lý thuyết sơ đồ tính toán trong CFD
  3. Các phương pháp tổng quát để giải quyết bài toán trong CFD
  4. Ứng dụng toán học tính toán cho CFD
  5. Hệ thống hóa thuật ngữ chuyên ngành và tạo cơ sở dữ liệu cho hệ thống thuật ngữ ngành
  6. Dịch tài liệu chuyên ngành

    Trong giai đoạn đầu, nhóm chủ yếu tập trung xây dựng hệ thống từ điển chuyên ngành kết hợp với dịch tài liệu. Vì đó cũng chính là một nền tảng cơ sở, cũng như phù hợp với khả năng của đa số thành viên của nhóm hiện đang là sinh viên.

Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm chúng tôi phát triển thêm các hướng sau:

  1. Phát triển hướng ứng dụng các phần mềm thương mại để giải quyết bài toán CFD, đồng thời phân tích lời giải để so sánh với kết quả của vnCFD
  2. Phát triển thêm các phương pháp trong CFD, tập trung nghiên cứu tính đa dạng của các phương pháp để so sánh ưu nhược điểm của từng phương pháp cụ thể. Các phương pháp được nghiên cứu gồm: phương pháp sai phân hữu hạn (vi phân), phương pháp thể tích hữu hạn (tích phân), phương pháp phổ (dựa trên giải tích toán học), phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp xác suất thống kê(phương pháp Monte-Carlo)

    Blog của nhóm nhằm giới thiệu với đông đảo các bạn và những người quan tâm đến lĩnh vực CFD và hàng không vũ trụ nói riêng, những con người có nhiều niềm đam mê cống hiến cho nền khoa học kỹ thuật hiện đại nói chung. Với mong muốn được chia sẻ và được chia sẻ, cùng nhau học hỏi để có thể nâng cao hiểu biết cho nhau. Đặc biệt, chúng tôi rất muốn bắt tay với những thành viên có cùng chí hướng để xây dựng một cộng đồng khoa học ngày càng vững mạnh và chất lượng hơn.

Tham gia nhóm chúng tôi, bạn cũng có thể tìm thấy những điều thú vị từ các thành viên. Cơ hội để cùng nhau vui chơi, cùng nhau học tập, cùng nhau kết nối là không hề giới hạn.

Tuy chỉ với 5 thành viên ban đầu và còn nhiều khó khăn, nhưng nhóm hi vọng sẽ kết nạp được nhiều thành viên mới trong tương lai, dần dần phát triển cả về chất và lượng.

    Nhiều bài toán mà nhóm đã kì công nghiên cứu và thu được nhiều kết quả khả quan, có uy tín, chất lượng, được đánh giá cao ở nhiều hội thảo cấp nhà trường, khu vực, nhà nước, và quốc tế. Dưới đây là một số các vấn đề mà tôi muốn đề cập đến:

  1. Đánh giá độ chính xác của phương pháp LES áp dụng vào dòng chảy rối tự do cho trường hợp Planar Shear Layer
  2. shliren photograph taking in a mixing layer computed by CFD

    Ảnh shliren cấu trúc xoáy trong một mixing layer dưới âm thanh được tính toán bằng CFD

    Cấu trúc xoáy trong dòng chảy rối tự do Richarson thu được từ thực nghiệm trong mixing layer

  3. 2D Vortex Evolution
  4. 2D Vortex-Shock interaction
  5. Kelvin-Helmholtz instability
  6. Cơ chế bất ổn định Kelvin-Helmholtz

  7. Nâng cao độ chính xác của phương pháp CFD bằng kỹ thuật khớp và tách sóng xung kích
  8. Xây dựng lưới và mô phỏng dòng chảy bao biên dạng cánh

    Lưới thích ứng để mô phỏng kỹ thuật khớp sóng xung kích

  9. Xây dựng mô hình và khảo sát số liệu bằng phương pháp “thí nghiệm CFD” cho các chiến đấu cơ hiện đại
  10. F16 So sánh máy bay thực và xây dựng mô hình bằng phương pháp CFD

    F16 – So sánh máy bay thực và xây dựng mô hình bằng phương pháp CFD

  11. Khảo sát chế độ bay của các tàu vũ trụ thế hệ mới

Chào mừng các bạn đến với vnCFD

Thông tin liên hệ của các thành viên:

1.Trưởng nhóm: Trần Đình Thắng (1986)

  • Sinh viên ĐH Vật lý kỹ thuật Moscow (2007 – 2013), Khoa cơ học chất lỏng và kỹ thuật bay, Bộ môn tính toán khí động
  • Chuyên ngành: Toán lý ứng dụng
  • Chuyên ngành hẹp: Tính toán khí động học
  • Chuyên môn: Cử nhân
  • E-mail: trandinhthang87@gmail.com
    vncfdgroup@gmail.com
  • Yahoo: trandinhthang87
  • Skype: urnuttin
  • Lĩnh vực khoa học yêu thích: Kỹ thuật tính toán khí động, cơ học chất lỏng, vật lý chung, toán học, văn học và lịch sử
  • Phương châm: Mong muốn được trao đổi, học hỏi để nâng cao hiểu biết chung

2.Thành viên: Bùi Văn Khôi (31/01/1990)

  • Sinh viên ĐH Vật lý kỹ thuật Moscow (2009 – 2016), khoa cơ học chất lỏng và kỹ thuật bay
  • Chuyên ngành: Toán lý ứng dụng.
  • E-mail: mipt1990@gmail.com
  • Website:mipt90.wordpress.com
  • Yahoo: buikhoi_90
  • Skype: mipt_90
  • Lĩnh vực khoa học yêu thích: Khí động lực học, vật lý, toán học.
  • Phương châm: Sống và học tập hết mình, học đi đôi với hành

3.Thành viên: Phạm Văn Khiêm (17/9/1988)

  • Sinh viên ĐH Vật lý kỹ thuật Moscow (2008 – 2015), khoa cơ học chất lỏng và kỹ thuật bay.
  • Chuyên ngành: Toán lý ứng dụng.
  • Chuyên môn: Cử nhân
  • E-mail: khiemhung@gmail.com
  • Yahoo: bachduong_mipt
  • Skype: bachduong_mipt179
  • Lĩnh vực khoa học yêu thích: Toán, lý và chuyên ngành.
  • Sở thích: chém gió, đọc sách báo khoa học và truyện ngắn mang ý nghĩa sâu sắc.
  • Phương châm: Vì tương lai tươi sáng

4.Thành viên: Nguyễn Ngọc Sáng (1988)

  • Sinh viên ĐH Vật lý kỹ thuật Moscow (2008 – 2015), khoa cơ học chất lỏng và kỹ thuật bay
  • Chuyên ngành: Toán lý ứng dụng.
  • Chuyên môn: Cử nhân
  • E-mail: ngocsangvn@gmail.com
  • Website: ngocsangvn.wordpress.com
  • Yahoo: trangviet_8x
  • Skype: sang_201112
  • Lĩnh vực yêu thích: khí động học, tin học, cơ học, chế tạo thiết bị bay.

5.Thành viên: Vương Văn Tiến (9/10/1988)

  • Sinh viên ĐH Vật lý kỹ thuật Moscow (2008 – 2015), khoa cơ học chất lỏng và kỹ thuật bay
  • Chuyên ngành: Toán lý ứng dụng.
  • E-mail:tienbom91088@yahoo.com
  • Yahoo: tienbom91088
  • Website: tienvuongvuong.wordpress.com
  • Lĩnh vựс yêu thích: Phương pháp tính (phương pháp Monte-Carlo)
  • Sở thích: nhạc nhẹ (nhạc vàng), bóng đá

Ngày 14 tháng 03 năm 2012, nhóm vinh dự được đón thành viên mới – anh Dương Đề Tài, hiện đang là sinh viên cao học năm cuối tại Trường ĐH Vật lý kỹ thuật Moscow (LB Nga)

6. Thành viên: Dương Đề Tài

  • Sinh viên ĐH Vật lý kỹ thuật Moscow (2005 – 2012), khoa cơ học chất lỏng và kỹ thuật bay. Bộ môn tính toán khí động
  • Chuyên ngành: Toán lý ứng dụng.
  • Chuyên ngành hẹp: Khảo sát vùng an toàn sân bay
  • Chuyên môn: Thạc sỹ
  • E-mail:duongdetai@gmail.com
    duongdetai_mipt@yahoo.com
  • Yahoo: duongdetai_mipt
  • Skype: duongdetai
  • Lĩnh vựс yêu thích: Vật lý và Kỹ thuật tính toán khí động
  • Sở thích: Bóng đá
  •     Anh là thành viên đã và đang có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển đi lên của nhóm, cũng như là người luôn khơi dậy phong trào hoạt động, truyền thêm nhiều cảm hứng khoa học cho mọi thành viên trong nhóm học tập và làm việc có hiệu quả cao.

23 Comments

  1. Posted 21/06/2012 at 11:17 Sáng | Permalink | Trả lời

    Chào các bạn. Rất vui vì biết các bạn đang học tại Nga và cũng quan tâm đến CFD. Tại VN mình biết có 1 forum về ANSYS và CFD rất lớn là http://stclub.advantech.vn hoặc http://kthk.acad.vn Rất mong các bạn tham gi cùng

    • Posted 23/06/2012 at 9:46 Chiều | Permalink | Trả lời

      Cảm ơn bạn!
      Các forum này đúng là có, nhưng lớn thì mình nghĩ là cũng chưa thực sự lớn lắm cả về nội dung, hình thức, cách tổ chức và cả về chất lượng!

  2. Posted 24/06/2012 at 1:04 Chiều | Permalink | Trả lời

    Đồng ý với ý kiến của anh Thắng, các forum này tôi thấy không chất lượng lắm. Trên trang web của vncfdGroup có phần “Thảo luận”, mọi người có thể tự do tham gia, ngoài ra nếu các bạn có các bài viết tâm huyết có thể gửi đến email của nhóm, chúng tôi rất sẵn sàng đăng các bài viết của các bạn để mọi người cùng nhận xét, góp ý.

  3. Posted 31/08/2012 at 7:34 Sáng | Permalink | Trả lời

    Chào các bạn, mình làm trong ngành dầu khí lĩnh vực thiết kế và đang tìm một số tài liệu ứng dụng của CFD vào ngành của mình. Các bạn có thể giúp mình được không? Tài liệu tiếng Anh thì càng tốt. Cảm ơn các bạn nhiều!!!

  4. Lê Hoàng Anh
    Posted 10/09/2012 at 5:51 Chiều | Permalink | Trả lời

    Chào bạn, mình dang làm mô hình ống Venturi 2-D mô phỏng multiphase về dòng xâm thực. Diều kiện biên mình đặt: Vận tốc vào 2.2m/s, lối ra: outflow, volume frction:0.02, solution method: couper,…
    khi chạy được vài bước tính thì báo lỗi như sau: “Divergence detected in AMG solver: epsilon”
    Mình có giảm 1 số thông sos trong under relaxation, nhưng vẫn không được. Bạn có thể chỉ mình cách khắc phục được không? Mình cảm ơn bạn

  5. Posted 09/10/2012 at 12:05 Sáng | Permalink | Trả lời

    Với mong muốn mọi người có thể dễ dàng làm quen, kết bạn, trao đổi thông tin với nhau, mình đã tạo trang cho VnCFD trên FACEBOOK. Mọi người có thể ghé thăm, tham gia tại địa chỉ: http://www.facebook.com/VnCFD.

  6. NCS_D8
    Posted 16/11/2012 at 5:49 Chiều | Permalink | Trả lời

    Anh chào Thắng! Anh là Nguyễn Mạnh Đức- NCS tại ĐHKTTH Irkutsk(Khôi trên đó có biết anh). Rất vui vì được biết tụi em, đặc biệt là ý tưởng và quyết tâm xây dựng nhóm CFD. Anh rất trân trọng và đánh giá cao kiến thức, sự nhiệt tình, lòng nhiệt huyết và quyết tâm tuổi trẻ của nhóm. Chúc nhóm CFD sẽ ngày một lớn mạnh và khẳng định được mình!

    • Posted 26/03/2013 at 12:16 Sáng | Permalink | Trả lời

      Cảm ơn những lời chia sẻ chân tình cùng sự ủng hộ tinh thần dành cho nhóm! Rất vui vì anh quan tâm đến CFD.

  7. phươngthao
    Posted 10/11/2013 at 8:05 Sáng | Permalink | Trả lời

    tôi nghĩ, tôi sẽ sớm có kế hoạch hoàn hảo cho các bạn

    • Posted 11/11/2013 at 8:17 Sáng | Permalink | Trả lời

      Ý của bạn Phương Thảo là gì? Chúng tôi luôn có kế hoạch cho nhóm. Nhưng một kế hoạch hoàn hảo thì rất đáng để xem xét :).

  8. Cao Xuân Cảnh
    Posted 20/11/2013 at 12:27 Chiều | Permalink | Trả lời

    Hiện tại mình đang học và nghiên cứu tại Indonesia về mảng Numerical methods thuộc ngành hàng không vũ trụ. Lĩnh vực mình đã nghiên cứu trong đề tài thạc sỹ là về Smoothed Particle Hydrodynamics methods, còn hiện nay là về Vortex method. Không biết các bạn có hứng thú với mảng numerical method không?
    Hy vọng có nhiều cơ hội hợp tác với các bạn trong cả nghiên cứu và công việc:
    *Cao Xuan Canh*
    Bachelor: Hanoi University of Science and Technology (HUST) School of
    Transportation Engineering Department of Ship Engineering and Fluid
    Mechanics, 2006-2011
    Master: Dept. Aeronautics and Astronautics,Faculty of Mechanical and
    Aerospace Engineering, Insititut Teknologi Bandung, Indonesia, 2011-2013
    Phone numbers: VietNam: (+84) 988 559 112
    Indonesia: (+62) 8156 333 0750
    Yahoo: kogoro.mori
    Skype: kogoro.mori
    Gtalk : morikogoro

    • Posted 20/11/2013 at 2:23 Chiều | Permalink | Trả lời

      Chào bạn. Phương pháp tính tất nhiên là một mảng vô cùng quan trọng đối với CFD. Vì thế chúng tôi rất hứng thú với mảng này. Đó cũng là một phần chương trình học, nghiên cứu của các thành viên của nhóm. Bạn có thể tìm thấy trên trang của nhóm nhiều bài viết liên quan. Rất vui khi có cơ hội hợp tác với bạn. Mình cũng đang học thạc sỹ với đề tài “Điều kiện biên tương thích cho sơ đồ WENO”. Nếu cần trao đổi bạn có thể liên lạc với mình qua địa chỉ trong bài gới thiệu.

  9. Posted 20/05/2014 at 9:00 Sáng | Permalink | Trả lời

    Hi vọng trong 10 năm nữa mình có thể hiểu được 1 phần những lý thuyết này . Dân trogn đạo còn khó khăn huống hồ dân ngoại đạo chỉ lấy yêu thích để tìm hiểu có lẽ hơi mệt

  10. Thoại
    Posted 22/05/2014 at 8:44 Chiều | Permalink | Trả lời

    Mình đang rất cần tài liệu để học tập và nghiên cứu của môn này mong các bạn giúp đỡ

  11. Tưởng
    Posted 03/06/2014 at 9:17 Chiều | Permalink | Trả lời

    chào mọi người mình đang rất muốn mô phỏng được sự chuyển động của dòng chất lòng hay chất khí!mình mới chỉ làm được đường di chuyển của n nhưng để nó chạy được như ở video ở phần 7 thì mình vẫn chưa làm được.có bạn nào làm được phần này chưa ạ? giúp mình hiểu rõ được cách làm được không ạ

  12. Posted 11/09/2014 at 12:48 Chiều | Permalink | Trả lời

    Chào các bạn,
    Mình là Tuấn, hiện là nhân viên của một công ty Nhật Bản chuyên sản xuất valve thủy lực.
    Mình thật sự bị thuyết phục khi xem nội dung nghiên cứu của các bạn, thật bài bản và chất lượng.
    Mình viết “phản hồi” này chỉ để bày tỏ sự ái một của mình khi thấy công trình nghiên cứu của các bạn.
    Thật tự hào khi các bạn là người Việt Nam.
    Trong nhiều năm tìm hiểu vấn đề này, mình chỉ làm việc với tài liệu tiếng Anh, nên đã lỡ mất một “trang CFD” tiếng Việt tốt như vậy.
    Cám ơn đóng góp của các bạn cho sự phát triển mô phỏng của nước nhà.
    Hi vọng trong tương lai có thể cộng tác.

    NGUYEN TUAN MEC

  13. Lê Thành Niên
    Posted 21/12/2015 at 8:32 Chiều | Permalink | Trả lời

    Chào các bạn, mình đang ở Việt Nam, mình đang làm luận văn về Ứng dụng phương pháp số (phương pháp vi phân hữu hạn để giái các bài toán truyền nhiệt về matlab. Bạn nào có code về bài tập truyền nhiệt có thể share cho mình với. gởi qua mail giúp mình : lethanhnien010286@gmail.com. Trân trọng cám ơn các bạn rất nhiều

  14. Posted 07/08/2016 at 9:14 Sáng | Permalink | Trả lời

    Chào các chuyên gia khí động học, em rất quan tâm đến ứng dụng đến CFD ( cũng là một người trong ngành) chỉ là không được học ở nước ngoài như các anh, mong các anh chỉ bảo thêm, nhân tiện em muốn đọc cuốn CFD của jonh D. Anderson bằng tiếng việt, mong admind có thể giúp em

    • Duc Nguyen Trong
      Posted 07/08/2016 at 9:23 Sáng | Permalink | Trả lời

      cháo các anh, em cũng là một người dang ngiên cứu CFD mong các anh cho em bản dịch cuốn CFD của jonh D. anderson . em cảm ơn

  15. Posted 17/11/2017 at 10:46 Sáng | Permalink | Trả lời

    chào các anh trong nhớ VNcfd. các anh cho e hỏi với.
    em đang làm về phần Throat trong động cơ phản lực làm đồ án tốt nghiệp. nhưng có 1 số chỗ không hiểu là tại sao khi dòng khí đi qua Throat đạt vận tốc âm thì lại diễn ra hiện tượng áp đội suất giảm tạo ra 1 điểm kì dị.
    và khi dòng khí đi ra ra khỏi động cơ thì tạo thành từng lớp sóng. các a cho hỏi cái lớp sóng đó có tác dụng gì đến khả năng đẩy của động cơ.

  16. hiếu
    Posted 09/11/2022 at 6:51 Chiều | Permalink | Trả lời

    Em mới năm 4 mà đọc các bình luận của mấy anh mà thấy sợ quá
    E mới biết mấy cái Phương trình , 1 phần nhỏ kiến thức thủy khí, biết dùng sơ sơ fluent … Không biết theo theo nổi Cfd không nữa :((((

Bình luận về bài viết này